Giỏ hàng: 0

Máy chiếu

1. Máy chiếu bản trong  (Transparent Projector)

a) Công dụng máy chiếu bản trong

            Còn được biết với tên gọi máy chiếu qua đầu (Overhead Projector) được dùng để phóng to và chiếu văn bản, hình ảnh tĩnh có trên phim nhựa trong suốt lên màn hình phục vụ việc trình bày.

b) Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc máy chiếu bản trong

- Cấu tạo

Các bộ phận chính gồm:

1. Hộp máy

2. Giá đỡ

3. Núm chỉnh tiêu cự

4. Hệ thống thấu kính

5. Bóng đèn

6. Gương cầu lõm

7. Quạt làm mát                    

8. Gương hắt

Máy chiếu bản trong

Máy chiếu bản trong

- Nguyên lý làm việc

          Nhờ nguồn sáng công suất lớn và hệ thống quang học (gương cầu lõm, hệ thống thấu kính, gương phản xạ) hình trên phim trong suốt được phóng to và chiếu lên màn hình kích thước lớn.

c) Sử dụng máy chiếu bản trong

- Phạm vi ứng dụng

+ Dùng để trình bày các vấn đề có tính chất lí thuyết, không sử dụng nhiều hình vẽ, sơ đồ...để minh hoạ.

+ Phù hợp cho các nội dung mang tính tóm tắt, củng cố, tổng kết, các báo cáo khoa học, sáng kiến kinh nghiệm...

+ Có thể dùng để biểu diễn các mô hình phẳng bằng các tấm nhựa trong (hoạt động của các cơ cấu máy).

- Chế tạo bản trong:

+ Chuẩn bị vật liệu:

Giấy, phim trong: Là loại phim chuyên dụng (thư­ờng là khổ A4), trong suốt, chịu đư­ợc nhiệt (Printable). VD: 3M, buhl (Mỹ); Fuji (Nhật) Agfa (Đức)...

Bút viết (mầu, đen trắng): viết, vẽ và bám đ­ược trên bản trong.

Thiết bị kỹ thuật: Máy tính, máy in, máy photocopy.

+ Chế tạo

Chuẩn bị thủ công: thể hiện nội dung trên bản trong bằng bút, các dụng cụ vẽ. Có thể sử dụng băng dính để đính các hình cắt đã chuẩn bị tr­ước.

Chuẩn bị bằng máy tính: sử dụng các phần mềm chế bản, xử lí ảnh để tạo nội dung trình chiếu. In nội dung trực tiếp vào bản trong hoặc ra giấy (sử dụng máy photocopy ra bản trong).

Các phim sau khi đư­ợc chế tạo cần đ­ược bảo quản nơi khô ráo, giữa hai phim cần đặt một tờ giấy mềm nhằm tránh ẩm, hư hỏng nội dung đồng thời dễ nhận biết nội dung của các bản trong....

- Một số chú ý khi sử dụng máy chiếu

+ Xác định vị trí đặt và kiểm tra các chức năng của máy chiếu

+ Đảm bảo có  bóng đèn thay thế khi cần thiết

+ Điều chỉnh độ nét và khuôn hình tối ưu

+ Chỉ bật máy lên khi bản trong đã được đặt vào ở vị trí ngay ngắn

+ Muốn thay bản trong, trước hết phải tắt máy

+ Sau khi đã bật máy, GV nên rời ra vị trí khác đảm bảo học sinh quan sát tốt nhất

+ Không quay lưng lại về phía học sinh

+ Sử dụng bút hay que chỉ để tập trung sự chú ý của học sinh vào nội dung trình bày.

+ Dành thời gian cho học sinh quan sát những nội dung trên màn chiếu.

Hình ảnh một số máy chiếu qua đầu

Hình ảnh một số máy chiếu qua đầu

2. Máy chiếu phản xạ (Opaque Projector)

a) Công dụng

Dùng để chiếu phóng to các tài liệu in ấn và những mẫu vật nhỏ, mỏng lên màn hình phục vụ việc trình bày.

b) Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc

- Cấu tạo

1. Thân máy

2. Giá để tài liệu

3. Bóng đèn

4. Gương cầu lõm

5. Quạt làm mát

6. Gương phản xạ

7. Thấu kinh              

Cấu tạo máy chiếu phản xạ

Cấu tạo máy chiếu phản xạ


- Nguyên lý làm việc

Bóng đèn phát ra ánh sáng, rọi tập trung vào tài liệu (nhờ gương cầu lõm), chùm tia phản xạ nhận được được phản xạ qua gương 6, qua thấu kính 7 tới màn chiếu. So với máy chiếu qua đầu, hiệu suất của máy chiếu phản xạ nhỏ hơn. Vì vậy, để có cường độ sáng như nhau trên màn chiếu, công suất bóng đèn của máy chiếu phản xạ lớn hơn so với máy chiếu qua đầu.

c) Sử dụng máy chiếu phản xạ

- Phạm vi ứng dụng

+ Thay thế chức năng chiếu tài liệu của máy chiếu qua đầu (vật mang tin là các tài liệu in ấn).

+ Có thể chiếu trực tiếp các mẫu vật có kích thư­ớc nhỏ.

+ Phù hợp cho giờ dạy có sử dụng nhiều tranh ảnh, bảng biểu, đồ thị minh hoạ.

- Một số chú ý khi sử dụng

+ Đặt tài liệu in ấn hay mẫu vật mỏng vào vị trí cân đối, đậy nắp lại rồi mới bật công tắc.

+ Không nên chiếu tài liệu trong khoảng thời gian dài do cường độ ánh sáng chiếu lên bề mặt rất lớn, có thể làm hỏng tài liệu.

+ Tắt máy mỗi khi có thể

3. Máy chiếu slide (Slide Projector)

a) Công dụng máy chiếu Slide

Dùng để phóng to và chiếu các hình ảnh trong phim slide (là một tấm phim dương bản được kẹp chặt bởi một khuôn nhựa)

b) Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc máy chiếu Slide

- Cấu tạo

1. Thân máy

2. Bóng đèn

3. Gương cầu lõm

4. Hệ thống thấu kính

5. Quạt làm mát

Máy chiếu Slide

Máy chiếu Slide

- Nguyên lý làm việc                                

            Ánh sáng phát ra từ bóng đèn được định hướng bởi gương cầu lõm 3, qua thấu kính thứ nhất, xuyên qua tấm phim slide, qua thấy kính thứ hai phóng to và in hình trong slide lên màn chiếu. Giống như máy chiếu bản trong, ánh sáng cũng xuyên qua tấm phim slide. Tuy nhiên, hệ số phóng đại của máy chiếu slide lớn hơn rất nhiều. Do vậy, muốn ánh sáng thu được trên màn chiếu như nhau thì cường độ ánh sáng khi xuyên qua slide phải rất lớn, điều này sẽ làm cháy phim. Để đảm bảo an toàn cho phim slide, người ta chấp nhận giảm cường độ sáng ở màn chiếu. Khi đó, phòng học sử dụng máy chiếu slide phải che tối hoàn toàn.

Một số máy chiếu slide

Một số máy chiếu slide

c) Sử dụng máy chiếu slide

- Phạm vi sử dụng

Dùng cho các bài dạy cần minh hoạ bằng các hình ảnh thực tế:

+ Hình ảnh về phân x­ưởng, qui trình công nghệ, h­ướng dẫn sử dụng, máy móc,  chi tiết...

+ Các nội dung có tính chất hư­ớng nghiệp.

+ Báo cáo về các chuyến đi thực tế, tham quan học tập

+ Hình ảnh các nhà khoa học, các sự kiện, tài liệu lịch sử kỹ thuật.

- Chế tạo slide

+ Chuẩn bị vật liệu, thiết bị:

Máy ảnh: là loại máy ảnh chụp phim.

Phim dư­ơng bản dùng cho slide: Có hai loại kích thư­ớc thông dụng là 24x36mm và 40x40mm.

Khuôn phim(frame): thư­ờng làm bằng          

nhựa cứng và đ­ược ghép lại bởi hai nửa.

+ Chế tạo

Xây dựng kịch bản(d­ới dạng chuyện tranh).

Chụp ảnh: chụp bình th­ường theo kịch bản. 

Biên tập: lựa chọn các cảnh đủ tiêu chuẩn về độ sáng và nét, cắt phim thành các đoạn theo kịch bản. Tiến hành chụp lại hình nếu thấy cần.

Đóng khung: mở và đ­a phim vào khung ở vị trí cân đối.

Đánh số thứ tự cho slide.

Đóng hộpvà ghi tiêu đề cho bộ slide.

- Một số chú ý khi sử dụng

+ Lắp slide vào khuôn đúng thứ tự và đúng chiều (để tránh nhầm lẫn, sau khi lắp slide chính xác, sử dụng bút viết vạch một đường xiên lên mặt trên của các slide)

+ Do cấu tạo của máy chiếu, nên che tối phòng học

+ Khi sử dụng băng tiếng đi kèm, chú ý sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh.

+ Tuỳ từng mục đích dạy học, slide có thể được chuyển đổi tự động hay được điều khiển bởi giáo viên.

4. Máy chiếu đa phương tiện (Multimedia Projector)

                                                                                                        a) Công dụng

Máy chiếu đa năng          Dùng để phóng to và chiếu các nội dung từ các nguồn tín hiệu điện khác nhau như tín hiệu Video, tín hiệu Audio, tín hiệu S-Video, tín hiệu RGB...từ các thiết bị điệntử như máy radio cassette, đầu video, máy tính... phục vụ cho việc trình bày.

b) Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc

- Cấu tạo chung

1. Khối lăng kính chia tách ánh sáng

2. Các kính lọc mầu (Red; Green; Blue)

2. Các màn tinh thể lỏng

4. Khối lăng kính kết hợp ánh sáng

5. Khối thấu kính quang học

- Nguyên lí làm việc                                                            

Tín hiệu điện đưa vào từ các thiết bị khác nhau được máy chiếu nhận dạng và xử lí, kết quả hình ảnh được đưa tới và hiển thị tại các màn tinh thể lỏng. Nguồn sáng sau khi tách và lọc thành 3 mầu cơ bản Red; Green; Blue xuyên qua các màn tinh thể lỏng. Sau đó, kết hợp lại bởi khối lăng kính và đưa tới hệ thống các thấu kính tới màn chiếu thể hiện hình ảnh với mầu sắc và độ phân giải phù hợp với tín hiệu đưa vào.

Hình ảnh máy chiếu đa phương tiện của một số hãng

Máy chiếu Sony

Máy chiếu Panasonic

Máy chiếu Hitachi

Máy chiếu Epson

Máy chiếu Sony

Máy chiếu Panasonic

Máy chiếu Hitachi

 

Máy chiếu Epson

Ngoại diện đặc trưng của máy chiếu đa phương tiện

Hầu hết các loại máy chiếu đa phương tiện đều có một số chức năng chính và được điều khiển giống nhau. Khi xem xét kỹ ngoại diện đặc trưng thì có thể điều khiển được các máy chiều khác. Dưới đây là một số điểm cơ bản

- Hệ thống đèn báo (LED)

+ TEM indicator: Báo hiệu khi nhiệt độ trong máy cao quá giới hạn cho phép.

+ LAM indicator: Báo hiệu tình trạng của bóng đèn máy chiếu.

+ POWER indicator: Báo hiệu trạng thái hoạt động của máy chiếu (power-on; standby và chế độ shutdown)

- Bảng điều khiển (control panel)

+ STANBY/ ON button: chuyển đổi giữa hai chế độ power-on và standby.

+ MENU button: hiện hay ẩn menu điều khiển trên màn hình.

+ VOLUME button: thay đổi âm lượng của âm thanh.

ZOOM/ FOCUS button: chuyển đổi giữa hai chế độ ZOOM hoặc FOCUS. (những máy đời mới không sử dụng các nút chức năng này mà sử dụng các vòng xoay ở trước ống kính của máy)

+ UP/ DOWN button: thay đổi giá trị của các tham số đã được lựa chọn.

+ SELECT button (một số máy dùng Enter hay OK): lựa chọn yếu tố điều chỉnh trong menu.

+ MODE button (một số máy dùng Input hay Sourse): lựa chọn nguồn tín hiệu.

 - Bảng kết nối thiết bị vào - ra:

+ Power switch: Công tắc nguồn của máy chiếu.

+ AC socket: kết nối với nguồn điện.

+ COMPUTE IN 1 và 2 socket (một số máy kí hiệu là: RGB1; RGB2): nơi cắm đường tín hiệu hình vào máy chiếu từ máy tính.

+ AV in socket: tín hiệu Audio và Video đưa vào.

+ AV out socket: tín hiệu Audio và Video lấy ra.

+ MONITOR OUT socket: đưa tín hiệu ra máy tính.

+ RS- 232 socket: kết nối với cổng COM của máy tính.

+ DC OUT socket: cung cấp nguồn điện một chiều 12 V.

- Điều khiển từ xa (remote control):

+ MOUSE button (right, left): nhấn chuột phải và trái.

+ POINTER control: điều khiển vị trí của chuột trên màn chiếu.

+ AUDIO mute: chế độ câm loa.

+ PICT mute (một số máy dùng Shuter; Blank): tạm cắt tín hiệu chiếu

- Một số bộ phận khác:

+ Chân nâng hạ máy chiếu

+ Cửa quạt gió ra ngoài

+ Cửa cấp không khí vào bên trong

+ Nắp đậy ống kính

+ Tay xách

d) Các thông số cơ bản của máy chiếu đa phương tiện

- Cường độ sáng (càng lớn thì máy có khả năng chiếu càng xa, chất lượng hình càng tốt; có các mức: 300, 600, 700, 1250, 1500, 1900 Lumens).

- Độ phân giải (là số điểm ảnh có thể biểu diễn trên hình; càng cao thì hình sẽ càng mịn và nét; có các mức: 640 x 480, 800 x 600, 1024 x 768, 1400 x 1280)

- Tuổi thọ bóng đèn (có các mức: 1000, 1500, 2000, 3000 giờ)

- Độ lớn đường chéo màn hình (độ lớn đường chéo của khuôn hình chiếu; thường từ 20 đến 300 inches)

- Trọng lượng (thường từ 2,5 đến 22 kg)

e) Phạm vi ứng dụng

- Thay thế hoàn hảo cho các loại máy chiếu khác.

- Dùng cho dạy, học các nội dung cần minh hoạ nhiều

- Kết hợp với máy tính, dùng để thể hiện những nội dung trong thực tế khó hoặc không thể biểu diễn đ­ược.

f) Một số chú ý khi sử dụng

Kết nối toàn bộ các đường điện, tín hiệu trong trạng thái không có điện

- Tránh di chuyển máy khi đang ở chế độ power-on

Bật máy: Kết nối các đường tín hiệu, bật công tắc nguồn chính (nếu có) -> nhấn nút Power trên control panel hay trên điều khiển từ xa và chờ cho tới khi hình xuất hiện. Nếu hình không xuất hiện, kiểm tra lại nguồn tín hiệu được đưa vào và có thể thay đổi bằng cách nhấn lần lượt nút Input (mode; sourse). Với máy tính xách tay, cần điều khiển thêm bởi tổ hợp phím Fn+Fk (Fn là phím chức năng – Function; Fk là các phím từ F1 đến F12 tùy thuộc vào từng hãng máy. VD máy Compaq: Fn+F4; Dell:Fn+F10...)

Tắt máy: Không được phép rút dây nguồn cấp điện, tắt công tắc nguồn cho máy chiếu. Làm như vậy, quạt làm mát bên trong máy ngừng hoạt động trong khi nhiệt độ của bóng đèn còn rất cao có thể gây hỏng đèn và các bộ phận khác của máy. Muốn tắt máy thực hiện theo qui trình như sau: Nhấn nút Power trên bảng điều khiển hay trên điều khiển từ xa -> đèn báo chuyển sang một chế độ khác với ở chế độ standby hay power-on (tuỳ thuộc loại máy) -> chờ đến khi quạt làm mát dừng quay, đèn báo chuyển về chế độ standby lúc đó với cắt nguồn cho máy.

- Trong quá trình dạy học, khi cần thiết có thể tạm cắt tín hiệu chiếu bằng nút pict mute (shuter; blank với một số máy khác) hoặc chuyển về chế độ standby.

Tin tức khác

Sản phẩm nổi bật
Sản phẩm bán chạy
Top